Thứ Bảy, Tháng Sáu 14, 2025
  • Login
  • EnglishEnglish
VANEM
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tầm nhìn và Sứ mệnh
    • Lịch sử hình thành
    • Chức năng và nhiệm vụ
    • Ban chấp hành
    • Hệ thống tổ chức
  • Thư viện
  • Tài liệu
    • Bệnh lý thần kinh cơ
      • Tổng quan về rối loạn thần kinh cơ
      • Rối loạn thần kinh cơ thường gặp
      • Chẩn đoán và điều trị rối loạn thần kinh cơ
      • Những tiến bộ nghiên cứu trong rối loạn thần kinh cơ
      • Sống chung với rối loạn thần kinh cơ
    • Chuyên ngành điện sinh lý lâm sàng
      • Giới thiệu về chuyên ngành điện sinh lý lâm sàng
      • Điện cơ đồ (EMG)
      • Khảo sát dẫn truyền thần kinh (NCS)
      • Chỉ định và giải thích EMG và NCS
      • Hạn chế và biến chứng của EMG và NCS
      • Những tiến bộ trong chuyên ngành điện sinh lý lâm sàng
  • Sự kiện
    • Sự kiện sắp tới
    • Sự kiện trước đây
    • Hội thảo và hội thảo trên web của VANEM
    • Kết nối với chuyên gia
    • Hoạt động thiện nguyện
  • Tin tức
    • Tin tức VANEM
    • Nghiên cứu y học thần kinh cơ và điện chẩn đoán
    • Theo dòng thời gian
    • Các hoạt động khoa học mới
    • Câu chuyện truyền cảm hứng
  • Diễn đàn
  • Thành viên
    • Tiêu chuẩn thành viên VANEM
    • Đăng ký thành viên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tầm nhìn và Sứ mệnh
    • Lịch sử hình thành
    • Chức năng và nhiệm vụ
    • Ban chấp hành
    • Hệ thống tổ chức
  • Thư viện
  • Tài liệu
    • Bệnh lý thần kinh cơ
      • Tổng quan về rối loạn thần kinh cơ
      • Rối loạn thần kinh cơ thường gặp
      • Chẩn đoán và điều trị rối loạn thần kinh cơ
      • Những tiến bộ nghiên cứu trong rối loạn thần kinh cơ
      • Sống chung với rối loạn thần kinh cơ
    • Chuyên ngành điện sinh lý lâm sàng
      • Giới thiệu về chuyên ngành điện sinh lý lâm sàng
      • Điện cơ đồ (EMG)
      • Khảo sát dẫn truyền thần kinh (NCS)
      • Chỉ định và giải thích EMG và NCS
      • Hạn chế và biến chứng của EMG và NCS
      • Những tiến bộ trong chuyên ngành điện sinh lý lâm sàng
  • Sự kiện
    • Sự kiện sắp tới
    • Sự kiện trước đây
    • Hội thảo và hội thảo trên web của VANEM
    • Kết nối với chuyên gia
    • Hoạt động thiện nguyện
  • Tin tức
    • Tin tức VANEM
    • Nghiên cứu y học thần kinh cơ và điện chẩn đoán
    • Theo dòng thời gian
    • Các hoạt động khoa học mới
    • Câu chuyện truyền cảm hứng
  • Diễn đàn
  • Thành viên
    • Tiêu chuẩn thành viên VANEM
    • Đăng ký thành viên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
VANEM
No Result
View All Result
Home Tin tức và cập nhật Câu chuyện truyền cảm hứng

Giáo sư Umapathi, người thầy thân thiết đến từ Singapore

Từng nhiều năm qua Việt Nam đào tạo, huấn luyện miễn phí về chuyên ngành thần kinh, GS-BS Umapathi N Thirugnanam đã trở thành người thầy thân thiết với rất nhiều y bác sĩ Việt Nam.

Theo báo Thanh Niên

Chuyên gia hàng đầu về thần kinh

GS-BS Umapathi N Thirugnanam (56 tuổi, người Singapore) là chuyên gia cao cấp Viện Khoa học thần kinh Quốc gia Singapore. Ông còn là Giáo sư Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Đại học Nanyang; Trường DUKE-NUS và thường xuyên tham gia giảng dạy tại các nước Đông Nam Á (Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Myanmar), Đông Á, Nam Á và châu Phi.

Không chỉ tích cực tham gia công tác đào tạo, huấn luyện về chuyên ngành thần kinh, GS Umapathi còn thực hiện nhiều dự án (đang diễn ra) như tham vấn cho bệnh nhân, cung cấp khả năng tiếp cận các xét nghiệm máu chuyên biệt cho bệnh nhân, nâng cao và cải thiện việc đào tạo chuyên ngành thần kinh cho các bác sĩ trẻ, cải thiện khả năng tiếp cận các trang thiết bị chuyên ngành thần kinh ở những nơi có nguồn lực hạn chế trên thế giới.

GS Umapathi tại chương trình huấn luyện ở Trường đại học Y Dược Cần Thơ, tháng 8.2022
VANEM

Giáo sư Umapathi là một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực thần kinh cơ và chẩn đoán điện, là thành viên cao cấp của Hội Thần kinh ngoại biên thế giới, Hội Bệnh cơ Á – Úc.

Chuyên ngành mà GS Umapathi quan tâm: Bệnh thần kinh cơ, điện sinh lý học, hệ thần kinh tự chủ, chuyển động mắt, miễn dịch học thần kinh, với hàng chục công trình nghiên cứu được công bố và được ứng dụng.

Do đó, trong các chương trình huấn luyện của GS Umapathi ở nhiều bệnh viện, trường y ở Việt Nam, luôn có nhiều sinh viên y khoa (bậc đại học, sau đại học), bác sĩ thần kinh – cơ, bác sĩ điện sinh lý thần kinh, bác sĩ mắt, bác sĩ tai mũi họng… tham dự để cập nhật kiến thức mới, cũng như trao đổi kinh nghiệm về khám lâm sàng, điều trị chuyên ngành thần kinh.

GS Umapathi huấn luyện về thần kinh cơ tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) vào ngày 30.8.2022
ĐÌNH PHÚ

Hội Bệnh thần kinh cơ và chẩn đoán điện Việt Nam (VANEM) trong giai đoạn 2015 – 2019 từng phối hợp cùng GS Umapathi và Viện Khoa học thần kinh Quốc gia Singapore tổ chức 6 workshop hands-on (chương trình huấn luyện) về thần kinh cơ, đột quỵ ở TP.HCM và Hà Nội.

Do chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo dài, đến tháng 8.2022, GS Umapathi mới có thể trở lại Việt Nam, tham gia đứng lớp chương trình “Tháng đào tạo bệnh thần kinh cơ” ở khu vực Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, TP.HCM và Cần Thơ.

TS-BS Lê Cao Phương Duy, Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương chúc mừng, cảm ơn GS Umapathi khi đến bệnh viện huấn luyện, đào tạo về chuyên ngành thần kinh
ĐÌNH PHÚ

“Cảm giác của tôi rất là tốt”

Từ ngày 28 – 31.8 vừa qua, GS Umapathi chủ trì huấn luyện ở Bệnh viện Quân y 175 (Q.Gò Vấp) và Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Q.5, cùng TP.HCM).

Chia sẻ cơ duyên đến Việt Nam đào tạo về chuyên ngành thần kinh cho sinh viên y khoa, y bác sĩ, GS Umapathi nói: “Việc này không có gì quá cao cả. 15 năm trước, có bác sĩ Công (PGS-TS-BS Nguyễn Hữu Công, Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam, từng công tác tại Bệnh viện Quân y 175) liên lạc, sau đó tôi qua Việt Nam để tham gia huấn luyện cơ bản về thần kinh cơ. Từ đó, ngày càng có nhiều sự tương tác. Bằng kinh nghiệm của mình, tôi đưa ra những lời khuyên để góp phần xây dựng, phát triển chuyên ngành thần kinh ở Việt Nam”.

Chương trình huấn luyện của GS Umapathi tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Q.5, TP.HCM) vào ngày 30.8.2022
ĐÌNH PHÚ

“Ở Việt Nam, tôi nhận thấy y đức và hệ thống cơ sở y tế rất bài bản. Khi tôi qua đây, có những cộng sự làm việc rất nhiệt thành, chuyên nghiệp. Tôi từng đi giảng dạy nhiều nơi trên thế giới. Những y bác sĩ, sinh viên y khoa ở Việt Nam thích nghi và tiếp nhận kiến thức mới rất nhanh. Cảm giác của tôi rất là tốt. Đó cũng là lý do mà tôi sẽ còn trở lại Việt Nam”, GS Umapathi chia sẻ.

“Chúng ta cần tự tin đi lên”

Theo chia sẻ của GS Umapathi, mỗi năm, ông vẫn sẽ quay lại Việt Nam, vẫn tiếp tục gắn bó với Hội Thần kinh học Việt Nam, với VANEM… trong hoạt động huấn luyện, đào tạo chuyên ngành thần kinh, với tinh thần “mỗi năm cấp bậc của sự huấn luyện này ngày mỗi nâng cao”.

Khi chia sẻ về việc đào tạo, huấn luyện miễn phí cho y bác sĩ, sinh viên y khoa Việt Nam trong suốt nhiều năm qua, GS Umapathi nói: “Tôi nhận được nhiều nhất những sự thay đổi tích cực về chuyên môn, kiến thức của các bác sĩ của Việt Nam qua mỗi năm. Đó là món quà to lớn nhất đối với tôi”.

Nhiều sinh viên y khoa, y bác sĩ tham gia lớp học khi GS Umapathi huấn luyện Trường đại học Y Dược Cần Thơ, tháng 8.2022
VANEM

“Chúng ta cần tự tin đi lên, không chỉ phát triển nền y tế của Việt Nam, mà còn cho cả khu vực châu Á”.

GS Umapathi

GS Umapathi cũng chia sẻ về những trải nghiệm tuyệt vời khi đến Việt Nam: con người thân thiện, thức ăn tuyệt vời, thời tiết không có vấn đề gì, di chuyển thuận lợi… “Việt Nam rất xinh đẹp. Trước đây, tôi chỉ hay di chuyển 2 nơi, là TP.HCM và Hà Nội. Lần này tôi đi qua nhiều địa phương khác nữa. Việt Nam đẹp lắm. Tôi nghĩ tất cả mọi người cùng bảo vệ thiên nhiên để đất nước luôn tươi đẹp”, GS Umapathi bày tỏ.

Theo đánh giá của nhiều y bác sĩ, GS Umapathi là người tận tâm, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu về chuyên ngành thần kinh, giúp ích nhiều cho việc khám, điều trị các bệnh lý về thần kinh.

Một trong những phương pháp huấn luyện của GS Umapathi là “cầm tay chỉ việc” cho sinh viên y khoa, bác sĩ của Việt Nam
VANEM

“Từ khi PGS-TS-BS Nguyễn Hữu Công thiết lập Phòng điện cơ ở Bệnh viện Quân y 175 từ năm 1993, từ đó ngành thần kinh cơ đã có những bước phát triển. Trong đó, có sự giúp đỡ của GS Umapathi, là một trong những chuyên gia thần kinh cơ hàng đầu của châu Á. Ngành thần kinh cơ ngày càng thu hút nhiều bác sĩ trẻ quan tâm, học hỏi. GS Umapathi đến Việt Nam, lúc nào cũng rất nhiệt tình giảng dạy miễn phí, góp phần không nhỏ cho sự phát triển ngành thần kinh cơ Việt Nam”, TS-BS Lê Tự Quốc Tuấn, Chủ tịch VANEM nói.

GS Umapathi chụp hình lưu niệm với các học viên tại Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM)
VANEM

Truyền lửa nghề đam mê vào mỗi học viên

Theo chia sẻ của ThS-BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175; Tổng thư ký Hội bệnh Thần kinh cơ và chẩn đoán điện Việt Nam (VANEM), GS Umapathi đã giảng dạy, nâng cao tầm hiểu biết, cách thức tiếp cận, chẩn đoán điều trị các bệnh lý thần kinh ngoại biên như bệnh đa dây thần kinh, bệnh cơ, bệnh neuron vận động (bệnh gây liệt các cơ), bệnh nhược cơ.

Khóa học còn đi vào việc tiếp cận những kiến thức mang tính bản lề của khoa học thần kinh với việc giải thích về triệu chứng học một cách logic, bài bản và nâng cao hơn là các kiến thức về nhãn khoa thần kinh và tiền đình.

Mặt khác, GS Umapathi đã hướng dẫn các bác sĩ Việt Nam làm và phân tích điện cơ, một kỹ thuật quan trọng của chuyên khoa thần kinh trong quản lý các bệnh lý thần kinh nói chung, cũng như thần kinh ngoại biên nói riêng.

“Hơn cả kiến thức, đó là việc thầy đã truyền lửa nghề đam mê vào mỗi học viên, cách tôn trọng bệnh nhân, yêu thương người bệnh, nghĩ cho người bệnh, giảm thiểu tối đa chi phí điều trị, hướng tới nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội”, ThS-BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa chia sẻ.

Theo Thanh Niên

Theo báo Thanh Niên

Advertisement Banner
Next Post
Đào tạo bệnh Thần kinh – Cơ 2022

Đào tạo bệnh Thần kinh - Cơ 2022

Tin liên quan

Giáo sư Umapathi, người thầy thân thiết đến từ Singapore

Giáo sư Umapathi, người thầy thân thiết đến từ Singapore

3 năm ago

Đào tạo Y khoa liên tục 2016

9 năm ago

Sự kiện

  • Các hoạt động khoa học mới
  • Câu chuyện truyền cảm hứng
  • Hoạt động thiện nguyện
  • Hội thảo và hội thảo trên web của VANEM
  • Kết nối với chuyên gia
  • Nghiên cứu y học thần kinh cơ và điện chẩn đoán
  • Sự kiện sắp tới
  • Sự kiện trước đây
  • Sự kiện và hoạt động
  • Tài nguyên
  • Theo dòng thời gian
  • Tin tức và cập nhật
  • Tin tức VANEM

Tài liệu

Bệnh lý thần kinh cơ16 Chẩn đoán và điều trị rối loạn thần kinh cơ22 Những tiến bộ nghiên cứu trong rối loạn thần kinh cơ15 Rối loạn thần kinh cơ thường gặp15 Sống chung với rối loạn thần kinh cơ8 Tổng quan về rối loạn thần kinh cơ13 Chuyên ngành điện sinh lý lâm sàng8 Chỉ định và giải thích EMG và NCS2 Điện cơ đồ (EMG)1 Giới thiệu về chuyên ngành điện sinh lý lâm sàng4 Hạn chế và biến chứng của EMG và NCS1 Khảo sát dẫn truyền thần kinh (NCS)1 Những tiến bộ trong chuyên ngành điện sinh lý lâm sàng6
VANEM

Hội Bệnh Thần kinh cơ và Chẩn đoán điện Việt Nam (VANEM) là một tổ chức phi lợi nhuận tìm cách cung cấp giáo dục và hỗ trợ cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực y học thần kinh cơ và điện chẩn đoán.

Follow us

Tin mới

Continuous Medical Education Program: Neuro Muscular Ultrasound

Chương Trình Đào Tạo Y Khoa Liên Tục: Siêu Âm Thần Kinh Cơ

20 Tháng Một, 2024
Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

20 Tháng Mười Một, 2023

Danh mục

  • Các hoạt động khoa học mới
  • Câu chuyện truyền cảm hứng
  • Hoạt động thiện nguyện
  • Hội thảo và hội thảo trên web của VANEM
  • Kết nối với chuyên gia
  • Nghiên cứu y học thần kinh cơ và điện chẩn đoán
  • Sự kiện sắp tới
  • Sự kiện trước đây
  • Sự kiện và hoạt động
  • Tài nguyên
  • Theo dòng thời gian
  • Tin tức và cập nhật
  • Tin tức VANEM
  • Chức năng và nhiệm vụ
  • Đăng nhập
  • Danh sách Ban Chấp Hành VANEM
  • Hệ thống tổ chức
  • Hoạt động
  • Lịch sử hình thành
  • Liên hệ
  • Tài liệu
  • Tầm nhìn và Sứ mệnh
  • Thành viên
  • Tiêu chuẩn thành viên VANEM
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi

© 2023 VANEM - Hội Bệnh Thần kinh cơ và Chẩn đoán điện Việt Nam.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tầm nhìn và Sứ mệnh
    • Lịch sử hình thành
    • Chức năng và nhiệm vụ
    • Ban chấp hành
    • Hệ thống tổ chức
  • Thư viện
  • Tài liệu
    • Bệnh lý thần kinh cơ
      • Tổng quan về rối loạn thần kinh cơ
      • Rối loạn thần kinh cơ thường gặp
      • Chẩn đoán và điều trị rối loạn thần kinh cơ
      • Những tiến bộ nghiên cứu trong rối loạn thần kinh cơ
      • Sống chung với rối loạn thần kinh cơ
    • Chuyên ngành điện sinh lý lâm sàng
      • Giới thiệu về chuyên ngành điện sinh lý lâm sàng
      • Điện cơ đồ (EMG)
      • Khảo sát dẫn truyền thần kinh (NCS)
      • Chỉ định và giải thích EMG và NCS
      • Hạn chế và biến chứng của EMG và NCS
      • Những tiến bộ trong chuyên ngành điện sinh lý lâm sàng
  • Sự kiện
    • Sự kiện sắp tới
    • Sự kiện trước đây
    • Hội thảo và hội thảo trên web của VANEM
    • Kết nối với chuyên gia
    • Hoạt động thiện nguyện
  • Tin tức
    • Tin tức VANEM
    • Nghiên cứu y học thần kinh cơ và điện chẩn đoán
    • Theo dòng thời gian
    • Các hoạt động khoa học mới
    • Câu chuyện truyền cảm hứng
  • Diễn đàn
  • Thành viên
    • Tiêu chuẩn thành viên VANEM
    • Đăng ký thành viên
  • Liên hệ
  • Login
  • EnglishEnglish

© 2023 VANEM - Hội Bệnh Thần kinh cơ và Chẩn đoán điện Việt Nam.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
Don't have an account yet? Register Now